NGƯỜI THẦY CỦA TÌNH YÊU
Giáo dục, một trong những đề tài nổi cộm bậc nhất không biết từ bao thuở và kéo dài cho đến hôm nay. Có lẽ khi nào con người còn hiện hữu thì giáo dục vẫn là vấn đề thiết yếu. Sống là yêu và phát triển, đây là tiến trình học hỏi không ngừng, nếu không có tiến trình này thì không còn là sống nữa. Xét đến tầm quan trọng của giáo dục như thế, ta mới cảm nhận được vị thế quan trọng của các nhà giáo dục, những người thầy.
Đức Giêsu, thầy của mọi người thầy, Ngài không chỉ trao cho các môn sinh những lời giáo huấn, nhưng còn dùng chính gương sống để dạy dỗ và biến đổi tâm hồn các ông, và hiệu quả của phương pháp giáo dục này là đem sinh khí mới cho con người, đồng thời làm biến đổi cả bộ mặt thế giới.
Dân gian thường nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, nghĩa là ngay cả những tiểu tiết trong cuộc sống cũng cần phải học cách kỹ lưỡng, cẩn trọng, huống hồ là việc đào luyện những con người thì còn cấp thiết hơn biết mấy, và “vô tri” thì “bất mộ”. Ở đây, nếu hiểu chữ “biết” một cách sâu xa thì sẽ nhận ra rằng: Nếu con người thực sự vô tri, nghĩa là hoàn toàn không học biết bất cứ một khía cạnh nào của cuộc sống, thì sẽ không còn tương giao, không còn ứng xử và ngôn ngữ, không còn tình cảm và lúc này thì không còn là người nữa. Như vậy, cả cuộc đời con người từ khi sinh ra đến lúc chết đi là một hành trình học tập không ngừng và chính Thiên Chúa mới là người thầy đích thực, Ngài dùng mọi phương thế để đào luyện chúng ta, Thiên Chúa không chỉ dùng con người và phương tiện trần thế, nhưng đã sai chính Con Một của Ngài đến làm mẫu mực, hướng dẫn con người.
Đường lối sư phạm của Thầy Giêsu khác hẳn những vị thầy mà ta thường gặp. Ngay từ lúc đầu, Chúa Giêsu đã không thâu nạp những nhà thông thái, những người học cao hiểu rộng, nhưng hầu hết chỉ là dân chài lưới quê mùa chất phác, vài người có chút chữ nghĩa thì lại gắn với một quá khứ chẳng mấy tốt đẹp. Chúa Giêsu muốn nói lên điều gì trong cách chọn gọi này? Vâng, Ngài đã muốn cho những người tầm thường, ít học, thậm chí tội lỗi, ngu dốt có một chỗ đứng, rằng họ vẫn được yêu thương và đứng vào hàng ngũ những người được tuyển chọn. Đây có lẽ là bước đột phá thứ nhất và cũng là bài học đầu tiên Chúa dành cho những người theo Chúa.
Chắc chắn Chúa Giêsu biết rằng đào luyện những con người Ngài đã chọn thật chẳng dễ chút nào. Mặc dù Ngài đã dùng tất cả sự hiền hoà, kiên nhẫn khi dạy dỗ các ông, thế mà có lúc Chúa còn phải kêu lên: “Sao lòng anh em ngu muội thế!” Quả vậy, các ông mò mẫm hoặc mù tịt, có khi còn ngang ngạnh, chống đối cả thầy mình vì thấy thầy dạy chi mà kỳ cục, nói năng nhiều lúc chói tai quá (Ga 6, 60). Chúa đã tỏ lộ tất cả con đường bằng hành động rồi dùng lời mà giải thích rõ ràng tất cả những hành động ấy, nhưng các ông đón nhận rất chậm chạp bởi trí tưởng tượng của các ông về Đức Giêsu khác xa những gì Ngài bày tỏ, tầm hiểu biết của các ông chưa vươn tới được những điều Ngài giáo huấn, nhưng Chúa Giêsu vẫn yêu thương và truyền đạt không mệt mỏi.
Tuy lời của Chúa chưa thấm vào lòng học trò, nhưng con người và hành động của Thầy Giêsu lại có một sức hút rất đặc biệt lôi cuốn các ông. Ngay từ khi Đức Giêsu mời: “Hãy đến mà xem!”, các ông đã bị chính Ngài lôi cuốn rồi, “Các ông đã đến xem và đã ở lại…”. Các môn đệ theo Đức Giêsu không bởi lời lẽ khoa trương, quảng cáo, nhưng có lẽ các ông đã nhận thấy nét đặc biệt nào đó trong tâm hồn, trong ánh mắt, từ con người, từ nơi ở đơn sơ, đạm bạc của thầy mình. Nhất là sau này, khi thấy những hành động của Đức Giêsu, các ông càng ngỡ ngàng, thán phục. Gói trọn trong những giáo huấn và trong cả cuộc đời Chúa Giêsu là bài học duy nhất, bài học này đã được người môn sinh yêu quý của Chúa rút ra để định nghĩa về Thiên Chúa, đó chính là Tình Yêu. Thầy Giêsu đã tận dụng mọi cơ hội để dạy các môn đệ bài học yêu thương:
- Trao tặng mạng sống, không chỉ cho những kẻ yêu mến Ngài, nhưng còn cho cả những kẻ chống đối, thù nghịch, sát hại Ngài.
Chúa Giêsu đã thực hiện tất cả những hành động yêu thương ấy trong cầu nguyện, trong khiêm nhường và trong sự vâng phục hoàn toàn. Mọi lời nói, việc làm của Ngài đều phát xuất từ sự cảm thông và chạnh lòng thương. Thầy Giêsu đã uốn nắn các môn đệ bằng gương sống và bằng lời dạy, với sự cương nghị của người cha, sự hiền hoà của người mẹ, sự thông sáng của người thầy, và sự gần gũi, cảm thông của người bạn. Thành quả Ngài thu được đó là những con người đã được biến đổi hoàn toàn thành những người dám yêu, dám ra đi, dám quảng đại trao hiến và dám chết vì tình yêu. Họ đã trở thành cánh tay nối dài, thành hình ảnh thật sự của thầy mình nơi trần thế.
Ngày nay, Đức Giêsu vẫn không ngừng quy tụ con người và giáo huấn họ. Mỗi người, Ngài dùng một lối sư phạm riêng, tuỳ sự cần thiết cho từng người. Ngài vẫn sát cánh ngay bên để chỉ dạy, ủi an, nâng đỡ và biến đổi những tâm hồn. Ngài vẫn tỏ bày tình yêu và mời gọi yêu thương trong từng giây phút sống.
Bản thân tôi cũng không là một ngoại lệ, tôi cũng được Thiên Chúa chăm sóc, dạy dỗ từng ly từng tí một, chưa phút giây nào Ngài buông cánh tay ra khỏi tôi, mặc dù có lúc tôi không cảm nhận được hoặc không muốn đón lấy sự săn sóc ấy.
Lời của Thiên Chúa, của Đức Giêsu vẫn sống động và không ngừng nhắc nhở tôi. Gương sống của Đức Giêsu vẫn hằng ngày mời gọi, hướng dẫn tôi cách cụ thể. Thiên Chúa là Cha của tôi luôn gửi đến cho tôi những con người, những hoàn cảnh để uốn nắn đời sống tôi. Một cách kiên nhẫn và yêu thương, Ngài trợ lực, thúc đẩy và chờ đợi tôi.
Trong đời sống thường ngày, Thiên Chúa tặng tôi những niềm vui để dạy tôi biết đem niềm vui đến cho người khác. Ngài chữa lành bệnh tật tâm hồn, tha thứ những lỗi lầm, những vấp phạm của tôi để tôi biết thứ tha và an ủi
- Yêu thương nên chữa lành: “Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn, tật nguyền … và Người đã chữa họ.” (Mt 4, 24). Chúa Giêsu không chỉ nói suông, nhưng bắt tay vào thể hiện tình yêu ấy và Ngài mời các môn đệ hãy làm như Ngài. (Mt 10, 1).
- Yêu thương nên tha thứ: “Tội của anh đã được tha”, và Ngài dạy các môn đệ “Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha” và các ông đã thấy được mẫu gương tột đỉnh của sự tha thứ nơi Thầy mình trên đồi Gongotha khi Đức Giêsu tha cho những kẻ sỉ nhục, giết chết Ngài.
- Yêu thương nên cương quyết sửa dạy, chỉnh đốn những sai lầm: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Phariseu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 5, 20)
Yêu thương nên sẵn sàng hy sinh, trao hiến bản thân và cả mạng sống: “Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu.” (Ga 15, 13), và Đức Giêsu đã thực sự anh chị em tôi. Ngài để cho tôi đi vào những khó khăn, bất trắc của cuộc sống để dạy tôi biết thông cảm, đỡ nâng những người xung quanh. Ngài cho tôi thấy những gương sáng để tôi nên gương sáng và giúp người khác trở thành con Chúa. Ngài cho tôi thấy những tội nhân để tôi yêu thương họ và dạy tôi xa tránh con đường tội lỗi. Có khi Thiên Chúa dịu dàng giáo huấn tôi, có lúc Ngài lại dạy dỗ tôi trong sự cương quyết, dứt khoát, nhưng trên hết vẫn là lời mời gọi yêu thương và chính Ngài đã bao phủ tôi bằng tình yêu và lòng nhân hậu của Ngài.
Bất cứ con người hay hoàn cảnh nào tôi gặp, ngay cả những điều tồi tệ nhất, Thiên Chúa cũng đặt trong đó một bài học cho cuộc sống tôi, tôi phải khám phá ra điều này trong mọi giây phút đời tôi và trên hết tôi phải ý thức rằng, tôi đang được Cha tôi yêu thương, dạy dỗ thì tâm hồn tôi mới được biến đổi, tôi mới có thể trở nên hình ảnh, nên minh hoạ của Thầy Giêsu như các tông đồ xưa.
Nt. Maria Thu Hiền, OP